II- BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CACAO 1- BỆNH DO NẤM Phytophthora*Cách nhận biết: - Trên trái vết bệnh xuất hiện ở phần chóp quả, đầu quả, giữa quả.
- Quả bị bệnh thối đen, phần bị bệnh rờ thấy cứng
- Trên thân, cành: Xuất hiện vết bệnh thâm đỏ như thấm nước, khi vạt lớp vỏ sẽ lộ ra vệt đỏ sậm trên mô cây. Nếu vết bệnh lan rộng xung quanh thân cây (giáp 1 vòng), toàn bộ lá sẽ vàng và khô, cây sẽ chết.
- Trên lá: Bệnh thường gây hại nặng trên cây con, lá non. Lúc đầu xuất hiện ở gân lá, mép, chóp lá non có màu nâu sáng như nhũng ướt, sau đó vết bệnh , từ từ lan dần cả lá, khô và rụng.
*Điều kiện phát sinh phát triển và lây lan bệnh : - Vườn cây rậm rạp, um tùm và không thông thoáng.
- Nhiệt độ và ẩm độ cao, mưa nắng xen kẽ kéo dài.
- CâVườn trồng nhiều giống dễ nhiễm như: TD14, TD10
- Vườn bị nhiễm bệnh từ vụ trước, không cắt bỏ trái bệnh sớm hoặc cắt nhưng không chôn mà lại bỏ xuống mương, trên vườn.
- Bệnh được lây lan qua: Côn trùng mang mầm bệnh từ đất và quả nhiễm bệnh, gió và nước phát tán mầm bệnh từ quả bệnh. Mưa làm đất văng lên cây, lá, nguồn nước tưới chứa mầm bệnh. Con người, dụng cụ tiếp xúc với mầm bệnh.
*Biện pháp phòng trừ: - Chọn giống: Chọn trồng giống ít bị nhiễm bệnh, ghép cải tạo thay thế các giống hay bị nhiễm.
- Biện pháp canh tác: Rong tỉa cây che bóng, cắt tỉa cành tạo vườn cây thông thoáng, vệ sinh đồng ruộng kịp thời, cắt bỏ quả, chồi, lá bị bệnh. Bón phân cân đối và đầy đủ nhất là sử dụng phân hữu cơ, không để nước đọng trong gốc cây và trên vườn. Phá bỏ đường đi của kiến và mối. Thu hoạch kịp thời, chôn quả và vỏ bị nhiễm bệnh
- Biện pháp hóa học: Có thể sử dụng Norshield 86.2 WG, 50 g/30 lít nước phun kỹ trong tán cây, cành, thân chính để phòng bệnh. Cây bị bệnh xử lý bằng Mancozeb (Dithane M45, Pencozeb), Carbendazim (Bavistin, Benzimidine).
|
2- BỆNH NẤM HỒNG (Corticium salmonicolor) *Tác hại và triệu chứng: - Nấm bệnh thường tấn công trên thân, cành đã hóa nâu hoặc bị bệnh khô thân, làm khô thân và chết cây.
- Nấm bệnh lúc đầu có màu trắng, sau đó chuyển dần sang màu trắng hồng
*Điều kiện phát sinh & phát triển: - Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa.
- Bệnh phát triển và gây hại nặng ở những vườn ca cao quá ẩm và rợp.
- Mầm bệnh lây lan theo nước, gió và các sinh vật mang từ nơi khác đến (như bọ cánh cứng, kiến, mối...).
*Biện pháp phòng trừ: - Cắt tỉa cành để vườn cây thông thoáng.
- Rong tỉa cây che bóng.
- Kiểm tra thường xuyên trên vườn.
- Cắt bỏ những cành bị bệnh và tiêu hủy
- Phòng bệnh lây lan bằng cách tưới Norshield 86.2WG 50 g/30 lít nước tưới gốc. Khi phát hiện bệnh vừa chớm xuất hiện sử dụng thuốc trừ nấm gốc Tridemorph (Calixin 75 EC) phun trực tiếp quanh gốc. Đào rễ bệnh đốt bỏ. Không trồng lại nơi có cây bệnh cho đến khi những rễ còn sót lại của cây bệnh bị mục hoàn toàn.
|
3- BỆNH CHẾT NGƯỢC (VSD) (Oncobasidium theobromae) *Tác hại: - Cây bị bệnh thường có biểu hiện: Suy yếu còi cọc, ra chồi bên nhiều nhưng bị hư.
- Khi bệnh nặng cành bị khô và chết ngược dần từ ngọn cành vào
*Cách nhận biết: - Trên cây hoặc cành bị bệnh: Có một hoặc nhiều lá nằm phía trong đợt lá cuối cùng có màu vàng với những đốm xanh, vỏ thân, cành sần sùi. Vạt nơi sẹo lá bệnh đã rụng có 2 - 3 chấm đen. Lột vỏ, chẻ dọc đoạn thân, cành bệnh thấy có những sọc nâu đen.
* Điều kiện phát sinh phát triển và lây lan bệnh: - Trong vườn có cây bệnh.
- Nơi ẩm thấp, mưa nhiều, ẩm độ không khí cao.
- Bào tử phát tán vào sáng sớm từ 3 - 9 giờ sáng, xâm nhập vào lá non trên cành và nảy mầm trong điều kiện ẩm ướt.
- Từ khi nấm bệnh xâm nhập đến khi biểu hiện triệu chứng khoảng 2 - 3 tháng.
*Biện pháp phòng trừ: - Sử dụng giống kháng để trồng.
- Vệ sinh vườn, tỉa cành thông thoáng để giảm ẩm độ không khí…
- Cắt bỏ cành bệnh: Cắt cách nơi có triệu chứng bệnh khoảng 30 cm về phía thân chính và xử lý vết cắt bằng thuốc Tebuconazole + Trifloxystrobin (Nativo 750 WG).
- Nếu cây con ở giai đoạn vườn ươm hoặc mới trồng bị bệnh nên nhổ bỏ và trồng thay cây khỏe mạnh khác.
|
4- BỆNH TẢO ĐỎ (Cephaleuros sp) *Cách nhận biết và mức độ gây hại : - Bệnh xuất hiện trên những thân, cành thường xuyên bị nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài, tảo dễ dàng xâm nhập và gây cháy phần vỏ thân.
- Tảo xâm nhập tạo bào tử màu vàng cam, vỏ thân bị khô từng mảng.
- Cây bị nặng sinh trưởng kém (lá nhỏ, ít ra đọt non) một số cành bị khô, lá vàng và rụng.
* Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh: - Bệnh thường xảy ra trong mùa khô nhất là giai đoạn giao mùa khô và mùa mưa và đặc biệt ở những vườn.
- Thiếu bóng che, thân, cành bị nắng chiếu trực tiếp trong thời gian dài.
- Tỉa cành quá nhiều lộ thân cành trực tiếp ra ngoài nắng.
- Khi cây đang bị tổn thương do nắng lại gặp nước.
*Biện pháp phòng trừ: - Bón thúc phân, tưới nước cho cây che bóng phát triển nhanh.
- Bón phân tưới nước đầy đủ cho ca cao để cành lá phát triển nhanh tự che phủ thân cành.
- Tủ gốc giữ ẩm trong mùa nắng.
- Củng cố hàng cây chắn gió.
- Phun hoặc quét vào vết bệnh một trong các loại thuốc gốc đồng như: Copper B, COC 85, Champion, Norshield.
- Sử dụng Norshield 86.2 WG liều 25g/8lit để phun hoặc quét trừ nấm và tảo đỏ.
☼ Tài liệu dùng để hướng dẫn kỹ thuật canh tác và sơ chế Cacao. Có sử dụng một số hình ảnh của các đồng nghiệp trong ngành Cacao Việt Nam ☼ |
|
|