I - SÂU HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CACAO 1- MỐI (Macrotrermes spp., Odontermes spp.)*Tác hại: - Mối phá hại chủ yếu thời kỳ trồng mới.
- Cắn ngang thân gần mặt đất.
- Phá hại rễ, hạn chế sự hút nước, dinh dưỡng, cây héo, chết.
- Mối còn là môi giới để nấm Phythopthora gây bệnh loét thân trên ca cao.
*Cách nhận biết: - Phần thân gần mặt đất bị cắn đứt ngang.
- Toàn cây bị héo và chết.
*Tập quán và gây hại: - Mối sống thành tập đoàn, làm tổ và sinh sản rất nhanh.
- Thức ăn chủ yếu là thân, lá cây khô, rễ cây…
- Mối phá hại cây trồng không chỉ để lấy thức ăn mà chủ yếu là để lấy nước. Do vậy, mối gây hại nặng trong mùa khô.
- Thời điểm mối gây hại nặng nhất là sau khi trồng.
*Biện pháp phòng trừ: - Khai hoang cày bừa kỹ, nhặt sạch rễ cây.
- Xử lý cành, lá khô, cỏ dại cách ly với gốc cây....
- Tiêu diệt tổ mối.
- Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời để xử lý.
- Xử lý mối trước và sau khi trồng 3 tháng.
- Nếu thấy có đường mối lên cây xử lý thuốc trên vùng đất quanh gốc, quét lên thân cây.
- Thời điểm mối gây hại nặng nhất là sau khi trồng.
|
2- BỌ CÁNH CỨNG (Apogonia spp.) *Tác hại: - Gây hại nặng chủ yếu đối với cây trồng mới (1 - 2 tuổi).
- Từ chạng vạng tối đến đêm.
- Cắn phá phần thịt lá làm mất khả năng quang hợp của lá, cây phát triển kém.
*Cách nhận biết: - Lá bánh tẻ bị cắn mất phần thịt lá, chỉ còn gân phụ.
- Lá bị thủng lổ chổ.
*Tập quán sinh sống và gây hại: - Sống dưới các đống lá cây cỏ mục, ẩm trong vườn.
- Cách di chuyển: Bay ngang, bám vào vật cản trên đường di chuyển.
- Thời gian họat động: Vào lúc chiều tối và sáng sớm
- Thời gian họat động: Vào lúc chiều tối và sáng sớm
- Bộ phận cây bị tấn công: Lá bánh tẻ.
*Biện pháp phòng trừ: - Trồng cây chắn gió và che bóng.
- Dùng bao che túp cho cây ca cao mới trồng.
- Vệ sinh vườn
- Bắt bằng tay (nếu mật số ít).
- Dùng vợt để bắt vào lúc trời tối.
- Làm bẫy đèn dẫn dụ để diệt tập trung.
- Phun lá bằng các loại thuốc vị độc mạnh như: Chlorpyrifos (Maxfos 50 EC, Lorban), Dimethoate (Bi 58, Bian), Profenofos (Selecron) hoặc xử lý đất để diệt ấu trùng bọ cánh cứng bằng : Diazinon (Basudin), Carbosulfan (CarboSan 25 EC, Marshall) pha theo liều hướng dẫn, tưới ướt đều quanh gốc.
|
3- SÂU HỒNG (Zeuzera coffea) *Tác hại: - Sâu thường phá hại thân, cành
- Có thể phá hại từ cành này sang cành khác.
- Gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây thậm chí gây chết cây nhất là khi cây còn nhỏ.
- Thời kỳ kinh doanh gây hại ít hơn.
*Cách nhận biết: - Sâu đục bên trong ngọn, thân cành.
- Đùn mạt gỗ ra ngoài vết đục.
- Đục cành làm cho cành bị héo, khô, chết.
*Tập quán sinh sống và gây hại: - Ẩm độ trên 85 %.
- Nhiệt độ thích hợp sâu phát triển là 20 - 28°C.
- Dưới 18°C sâu phát triển chậm.
- Vườn nơi nào rậm rạp, có độ che bóng dày, kín.
- Sâu đục vào thân, cành và sống bên trong đó.
- Trưởng thành bay ra ngoài tìm nơi rậm rạp để đẻ trứng, Trứng được đẻ ở các chồi non, nụ của cành. Khi sâu nở ra tấn công vào những cành non này.
- Sâu lớn tuổi có khả năng đục phá thân cành cây hóa gỗ.
*Biện pháp phòng trừ: - Thường xuyên kiểm tra vườn cây.
- Phát hiện kịp thời các cành bị hại.
- Cắt cành, chẻ cành bị hại, tìm sâu để giết.
- Thu gom và tiêu hủy cành bị hại.
- Sử dụng thuốc có tính thấm sâu, lưu dẫn mạnh: Fipronil (Regent), Carbosulfan (Carbosan 25 EC, Marshall), Cartap (Padan, Vicarp).
|
4- RẦY MỀM (Toxoptera citricida) *Tác hại: - Dùng vòi chích hút nhựa lá non làm cây kém phát triển.
- Gây hại lá, hoa, chồi, quả non làm giảm năng suất.
- Gây vết thương tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập.
*Cách nhận biết: - Chồi lá quăn queo.
- Rầy bám tập trung các bộ phận lá, hoa, chồi, quả non.
*Tập quán sinh sống và gây hại: - Sống tập trung ở các bộ phận non của cây như: chồi non, lá non, hoa và quả non.
- Xuất hiện quanh năm, nhiều vào mùa mưa
- Khi mật số rầy cao, chúng di chuyển tìm nơi sinh sống mới.
- Mưa to rầy cũng bị rửa trôi và chết nhiều.
*Biện pháp phòng trừ: - Tỉa bỏ sớm chồi vượt của ca cao.
- Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm.
- Dùng tay diệt rầy khi mới xuất hiện số lượng rất ít.
- Cắt bỏ các bộ phận bị gây hại nặng
- Có thể sử dụng các loại thuốc gốc Etofenprox (Trebon), Fenobucarb (Bassa, Hopecin), Permethrin (Permecide, Perkill), Fipronil (Regent), Imidacloprid (Confidor) theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
|
5- RỆP SÁP (Planococcus spp.) *Tác hại: - Gây hại nặng thời kỳ trồng mới, KTCB làm các cành biến dạng, cây lệch tán.
- Chích hút nhựa cây làm cây chậm phát triển, quả nhỏ.
*Cách nhận biết: - Trên các bộ phận non thấy rệp bám thành lớp dày đặc trắng như bông.
*Tập quán sinh sống và gây hại: - Thường xuất hiện nhiều trong mùa nắng.
- Rệp sáp sinh sản rất nhanh, rệp non di chuyển tìm nơi sống thích hợp, sau 2-3 ngày thì cố định nơi sống mới.
- Rệp bám vào các bộ phận non của cây để hút chất dinh dưỡng.
- Đọt non, cuống lá non, cuống quả, thân, quả, cổ rễ và rễ.
*Biện pháp phòng trừ: - Cần theo dỏi kỹ để phát hiện các ổ rệp sáp mới hình thành để phòng trị kịp thời, tránh lây lan.
- Có thể diệt bằng tay.
- Không phun trừ rệp sáp ở những quả có kiến đen.
- Có thể sử dụng các loại thuốc gốc Chlorpyrifos (Maxfos 50 EC, Lorsban), Dimethoate (Bi 58), Methidathion (Supracide, Suprathion), Fipronil (Regent).
|
6- BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis theivora) *Tác hại: - Chích hút chồi non làm giảm, sinh trưởng của cây trồng mới năm kiến thiết cơ bản
- Chích hút hoa và quả làm giảm năng suất.
- Quả bị hại thường ít hạt, hạt nhỏ và dễ bị nấm hại xâm nhập làm giảm chất lượng
*Cách nhận biết: - Búp và lá non xoăn lại, khô héo.
- Tạo vết thâm đen trên quả
- Quả non kém phát triển, héo khô.
- Quả lớn phát triển dị dạng, vỏ quả có thể bị nứt
*Tập quán sinh sống và gây hại: - Xuất hiện quanh năm .
- Vườn cây quá rậm rạp, ẩm thấp.
- Cây che bóng quá nhiều, không được rong tỉa
- Nặng nhất vào các đợt ra chồi, quả non.
- Cả ngày đối với con non, gây hại vào chiều tối và sáng sớm đối với con trưởng thành.
- Những ngày âm u BXM xuất hiện gây hại cả ngày
*Biện pháp phòng trừ: - Không trồng giống mẫn cảm.
- Tạo hình cho cây ca cao, cắt chồi vượt định kỳ, rong tỉa cây che bóng
- Vệ sinh đồng ruộng: cắt bỏ quả bị gây hại nặng, quả khô...
- Kiểm tra vườn cây thường xuyên để phát hiện sớm BXM
- Biện pháp sinh học: Nhân nuôi kiến đen hoặc kiến vàng, bảo vệ thiên địch nhện, bọ xít bắt mồi, dùng bẫy dẫn dụ (pheromones), sử dụng thuốc thảo mộc (hạt bình bát + tỏi phun trừ BXM)
- Có thể sử dụng các loại thuốc Permethrin (Permecide 50 EC, Peran, Perkill), Cypermethrin (Sherpa, Cymerin) Lamda-cyhalothrin (Karate) nên phun thuốc vào buổi chiều mát (hết nắng) hay buổi sáng sớm đây là thời điểm bọ xít muỗi tập trung gây hại, ít di chuyển nên thuốc sẽ hiệu quả triệt để hơn.
|
7- MỘT SỐ LOẠI DỊCH HẠI KHÁC *Tác hại: - Một số loại gây hại nặng trên ca cao KTCB: câu cấu, sâu khoang, sâu đo.........
- Gây hại phần thịt lá, hoặc gây hại thân lá tùy loại. Gây hại lá non, lá bánh tẻ.
- Một số loại gây hại làm ảnh hưởng tới năng suất ở thời kỳ KD: Chuột, Sóc, Nhen..... ăn, phá hoại quả Cacao, mang mầm bệnh từ vườn này sang vườn khác.
*Cách nhận biết:
*Biện pháp phòng trừ: - Vệ sinh vườn, rong tỉa vườn thông thoáng.
- Thăm vườn thường xuyên.
- Phát hiện sớm, xác định đối tượng gây hại
- Đối với nhóm sâu ăn lá: Sử dụng các loại thuốc BVTV theo tư vấn của chuyên viên bán thuốc BVTV để được tác dụng hiệu quả cao nhất cho từng loại nhóm sâu.
- Đối với Sóc, Chuột: cần phải tổ chức diệt trừ bằng nhiều cách như đặt bẩy, đánh bả (sử dụng thuốc trừ chuột dạng viên Storm) hay huy động bà con trong vùng tổ chức săn bắt, phá tổ, …
☼ Tài liệu dùng để hướng dẫn kỹ thuật canh tác và sơ chế Cacao. Có sử dụng một số hình ảnh của các đồng nghiệp trong ngành Cacao Việt Nam ☼ |
|
|